Cùng là phong cách thời trang Lolita, Exotic, Gothic Avant Garde hay Minimalism, nhưng người Nhật diện sẽ khác hẳn với cách mà người Châu Âu hay thậm chí là người Hàn, Trung hay Việt… Điều gì đã làm nên điều khác biệt đó? Và ai là người thực sự đang dẫn dắt thế giới thời trang Nhật Bản? Bạn có bao giờ tự hỏi điều này hay không?
Tokyo, Nhật Bản – Masataka Hattori biết rõ phong cách của ông nắm bắt những giá trị tinh thần độc đáo nhất của thời đại mà không ai có thể làm được và ông không ngại ngần khi khẳng định như vậy. “Nói một cách thẳng thắn, tôi chỉ tin tưởng bản thân mình. Miễn là tôi thấy nó tốt, thì chắc chắn nó tốt”, người đàn ông mạnh mẽ, người đã tô sáng Tuần lễ Thời trang Amazon ở Tokyo bằng những cảm nhận tinh tế về thời trang của mình phát biểu mạch lạc tự tin.
Trong một lần trình diễn hiếm hoi về sự thanh lịch khác thường, Hattori đã xây dựng phong cách cho show diễn thương hiệu Bed J.W.Ford của NTK Shinpei Yamagishi. Vào thời điểm khi những sàn diễn ở Tokyo đang tràn ngập sản phẩm của các nhãn hiệu phản chiếu một nét nghệ thuật “vừa phải” – đối lập với các thiết kế ngày càng rực rỡ trong show ở những nước đối thủ tại châu Á như Seoul và Jakarta – thì những stylist kỳ cựu như Hattori có trách nhiệm giữ lại phong cách bắt mắt và liên quan tới xu hướng quốc tế cho nền thời trang Nhật Bản.
Thương hiệu thời trang nam Bed J.W.Ford
Theo Daisuke Gemma, Giám đốc Sáng tạo của Sacai, các stylist Nhật Bản đặc biệt giỏi trong việc biết rằng làm thế nào để phối hợp bởi những tiêu chuẩn cao của công chúng. “Cách họ phối đồ thật sự độc đáo [vì] ở Nhật, người bình thường trên phố cũng có thể có những phong cách thú vị, [vậy nên] stylist của chúng tôi ảnh hưởng rất nhiều từ họ”, ông nói.
Nhưng trong khi “phong cách thời trang Nhật Bản” đang nổi tiếng toàn cầu, những cố vấn trang phục người Nhật lại được coi là một nhóm người vô cùng bí ẩn. Rất ít người thích được làm tâm điểm chú ý của truyền thông quốc tế như những nhà thiết kế đồng hương. Điều này đặc biệt kỳ lạ, bởi nhìn chung, họ được biết tới vì sự đóng góp không gì sánh bằng đối với nghề thủ công.
Có lẽ quan trọng hơn, một số stylists Nhật đã và đang đẩy lên những chuyển biến lịch sử trong phong cách thời trang. Và những người khác thì tiếp tục thúc đẩy những giới hạn theo các cách sẽ làm giới thời trang quốc tế ngạc nhiên và vui sướng, nếu họ được biết về nhiều hơn.
Chân dung stylist của David Bowie, Yacco Takahashi
NTK Kansai Yamamoto và David
Yacco Takahashi được biết tới như một trong những nhà cố vấn trang phục chuyên nghiệp đầu tiên ở Nhật Bản, và nổi tiếng nhất bởi các sản phẩm của bà với nhà thiết kế Kansai Yamamoto; cùng nhau họ đã tạo nên hình ảnh phong cách lưỡng tính Ziggy Stardust đẹp một cách kỳ lạ cho David Bowie vào giữa những năm 1970.
Chân dung NTK và stylist Sonya Park
Sonya Park, người sinh ra tại Hàn Quốc nhưng thành lập thương hiệu Arts & Science ở Nhật Bản, thường được công nhận bên cạnh những stylist menswear hàng đầu như Tomoki Sukezane bởi bà đã giúp đưa phong cách thời trang Nhật được biết đến nhiều hơn trong những năm 90s huy hoàng, khi các nhãn hiệu như Hysteric Glamour của Nobuhiko Kitamura đang thịnh hành.
Cửa hàng Arts & Science
Lúc đầu dòng chảy chính trong ngành công nghiệp thời trang ở Nhật không coi trọng phong cách của Park, rất lâu trước khi những tạp chí nghệ thuật của bà như Cutie nắm bắt được nguồn năng lượng đang đâm chồi trên đường phố Nhật Bản, và ngày nay bà được coi là người chịu trách nhiệm cho điểm nhìn phương Tây về phong cách dễ thương, nhỏ nhắn đặc trưng của Nhật.
Kyoko Fushimi, stylist, người phụ trách “The Happening”, tập hợp những nhà thiết kế tiên phong, những người đã thu hút được sự chú ý từ việc dựng những show diễn cho mục đích tiếp thị du kích trên đường phố Shibuya, lấy cảm hứng từ cách tiếp cận của Park, tôn vinh tài năng bẩm sinh xung quanh bà.
“Sonya Park đã làm việc với nhiếp ảnh gia người Nhật Takashi Honma, và bắt đầu sử dụng nhiều người mẫu Nhật hơn. Bà từ bỏ các nhãn hiệu quốc tế và thay vào đó quảng bá cho những nhà thiết kế người Nhật; từ đó bà tạo ra thời trang đường phố ở đây.”
Chưa ở đâu thời trang Nhật dao động giữa những thái cực đối lập nhiều như quận Harajuku ở Tokyo, nơi việc phối đồ “quá tay” đã tạo nên dấu ấn như thánh địa thời trang và rất khó để thoát khỏi sự chưng diện quá mức này.
Quận Harajuku
Quận Harajuku
Từ một phân cảnh về quần áo đường phố trong Ura-Hara cho tới những người hâm mộ của Decora, tất cả những thứ đẹp đẽ nhất đều luôn phụ thuộc vào các stylist Nhật. Ví dụ, Minako “Milly”Yoshihara là một cố vấn trang phục chịu trách nhiệm cho phần lớn khía cạnh thẩm mỹ của “Visual Kei”. Bằng cách phối đồ theo các nhóm nhạc những năm 90s như Pierrot, một nét văn hóa này nhấn mạnh phong cách lưỡng tính pop-goth được ra đời.
Kumiko Iijima, cựu nhân viên của Vogue Japan, được biết tới như cố vấn trang phục đằng sau những bộ cánh ngọt ngào hơi hướng Harajuku của ca sĩ Kyary Pamyu. Người kế nhiệm của Iijima, Miki Aizawa, cũng thừa hưởng tinh thần mơ mộng ấy, là một stylist thành công trong sự nghiệp của mình và làm việc cùng Punyus, thương hiệu được ví như “cô gái marshmallow” được tạo ra bởi những người mẫu ngoại cỡ cùng diễn viên hài Naomi Watanabe.
“Iijima và Aizawa dùng rất nhiều đạo cụ cùng với quần áo trong các buổi chụp hình, truyền tải phong cách shojo hoàn hảo cho Kyary khi lên sóng (trong Harajuku)”, Misha Janette, người sáng lập blog thời trang song ngữ Tokyo Fashion Diaries, nói.
thời trang layer
“[Họ] làm việc với thứ gọi là ‘phong cách So-En’ [được đặt tên theo tạp chí Bunka Fashion College], đồng nghĩa với cách phối đồ chồng rất nhiều lớp quần áo, tạo sự chú ý vào hình ảnh to lớn của bộ đồ. Họ có năng khiếu bẩm sinh về thời trang khiến họ rất khác biệt. Ở phương Tây, mọi người thường đi theo xu hướng gợi cảm và chú trọng vào đường cong cơ thể, nhưng ở đây thì không.”
Ngạc nhiên thay, phương diện thẩm mỹ sặc sỡ của phong cách này thường gây tranh cãi so với sự kín đáo trong ngành công nghiệp thời trang thông thường ở Nhật. Chính sự khó chịu trong số những sáng tạo của Nhật là trở ngại chính khiến các nhãn hiệu cao cấp bị yêu cầu xem xét lại. Điều này có thể xảy ra ở đa số các thị trường khác, nhưng ở Nhật, nó bị kiểm soát đặc biệt chặt chẽ.
“Là một cố vấn thời trang, tôi tin rằng công việc của mình là tạo dựng hình ảnh bằng cách phối đồ từ các nhãn hiệu từ cao cấp đến bình dân, từ phong cách streetstyle đến vintage và tất cả các thứ khác nữa [nhưng] các tạp chí Nhật có những chính sách vô cùng nghiêm ngặt về việc này. Đa số các thương hiệu cao cấp yêu cầu bạn phải chụp bộ cánh hoàn chỉnh, và bạn không được phép đặt chúng cạnh quần áo từ thương hiệu khác”, Shun Watanabe, Giám đốc Thời trang của tạp chí Free, nhà xuất bản đương thời của Nicola Formichetti tại Nhật, đồng thời là cố vấn trang phục cho người mẫu Kiko Mizuhara, nói.
elle japan
“Tôi nghĩ thật là một điều đáng xấu hổ khi có những giới hạn như vậy [và] tôi thấy nó rất áp lực. Giới trẻ bây giờ không còn thích thú với những trang báo đầy các thương hiệu cao cấp nữa. Chúng không có chút hấp dẫn nào với họ cả, bởi dù sao thì họ cũng đâu thể mua được cả một bộ đồ đắt tiền chứ”, Watanabe nói thêm, khẳng định tình yêu của ông với layering, phong cách phi giới tính và các nhãn hàng nội địa như Toga, G.V.G.V và Kapital.
Một số người thấy những lễ nghi của người Nhật ngột ngạt đã rời đi nơi khác. Nobuko Tannawa, biên tập viên thời trang ở tạp chí Tank, chuyển đến London từ khi bà mới 20 tuổi: “Lý do tôi muốn bắt đầu hoạt động thời trang ở London là vì các tạp chí của Nhật đa số đều rất thương mại. Còn ở châu Âu, các báo như The Face và i-D, cho tôi cảm giác như chúng mang một thông điệp văn hóa, trong khi hầu như báo Nhật thường trông giống như catalogue để quảng cáo tới khách hàng.”
“Tôi thừa nhận rằng tôi thích các stylist người Nhật, những người làm việc theo đẳng cấp quốc tế”, Kumagai nói. “Họ biến thế giới thành sàn diễn của mình. Nhưng tất cả đều độc nhất trong việc am hiểu sâu sắc về lịch sử và nguồn gốc của quần áo. Họ là những nghệ nhân, theo một cách nào đó. Việc xây dựng phong cách ở Nhật có lẽ được hiểu đúng nhất là một bức tranh miêu tả rõ nét các chi tiết của bộ quần áo, hơn là chỉ tập trung vào cái nhìn tổng quan.”
Sự tỉ mỉ là một đức tính mà rất nhiều stylist Nhật nổi tiếng về. Ví dụ như Kanako B.Koga, người đã trợ giúp sáng tạo ra những ý tưởng quảng cáo cho Uniqlo trong hai mùa vừa qua, để lại dấu ấn riêng tới hình ảnh thương mại của thương hiệu này.
uniqlo ss17
Một trong những hình ảnh trong chiến dịch thời trang Xuân/Hè 2017 là về một cô người mẫu đang đứng trên đường chạy. Chúng đều nhìn nhẹ nhàng, dễ chịu, nhưng Koga phải mất tới ba ngày để hoàn thiện: “Tôi đã từng làm việc cùng Chỉ đạo Nghệ thuật để nghiên cứu các chuyển động của cơ thể, để tìm ra cách làm thế nào chúng ta có thể tạo ra sự phân bố hài hòa về màu sắc với 12 bức ảnh”, bà nói.
Các nhà xuất bản hàng đầu như Vogue Japan và Ginza đang tràn ngập những lời khuyên thời trang dựa trên các xu hướng mới nhất, và những nhà cố vấn của Nhật được trông đợi sẽ thực hiện nghiên cứu một cách kĩ lưỡng.
Jey Perie, Giám đốc Sáng tạo của Kinfolk, đồng thời là Quản lý Phát triển thương hiệu cho nhãn hàng thời trang menswear của Nhật Bedwin & The Heartbreakers, đã dành năm năm làm việc với các stylist Nhật giữa những năm 2000. “Các stylist Nhật luôn độc nhất trong việc am hiểu sâu sắc về lịch sử và nguồn gốc của quần áo. Họ là những nghệ nhân, theo một cách nào đó.”
Các ngôi sao lớn ở Nhật thường sẽ đồng ý tới một buổi chụp hình ngay lập tức nếu biết người phụ trách phối đồ là Tsuyishi Noguchi.
Ông Perie nhắc tới Tsuyoshi Noguchi (stylist tiên phong ở Nhật với nhiều khách hàng là người nổi tiếng) như một nguồn sáng tạo dồi dào: “Tôi nhớ ông ấy đóng vai trò rất lớn trong sự hợp tác giữa thương hiệu streetwear Wacko Maria với nhà mốt phong cách womenswear Baroque. Ông ấy tự thương lượng, tự xây dựng một phong cách cho nó, và mang những chỉ dẫn sáng tạo của mình [tới dự án]. Được xem cách một stylist có thể tham gia vào tất cả quá trình kinh doanh cũng như sáng tạo thật sự rất thú vị.”
Sự am hiểu sâu sắc và kinh nghiệm thường quý giá hơn danh tiếng ở Nhật. Các tạp chí trendsetting không tìm kiếm tên người stylist đang hot nhất như nhiều thị trường khác. Kazumi Assamura Hayashi, người từng được chỉ định trở thành tổng biên tập tạp chí mới ra mắt gần đây i-D Japan, nói rằng tờ báo đã thử làm việc với những người đang nổi tiếng trong giới trẻ, nhưng nhanh chóng nhận ra rằng các stylist trưởng thành hơn mới là những người tốt nhất.
“Chúng tôi bắt đầu làm việc với các stylist chưa có nhiều kinh nghiệm lắm. Họ rất tốt và tràn đầy năng lượng, nhưng điều đó là chưa đủ.” Hayashi nói Mana Yamamoto, Chihary Dodo, và Keiko Hitotsuyama là những cái tên cần biết. “Ba người bọn họ có khả năng ở lại và sự chắc chắn, và hiểu rõ về thời trang. Họ biết nhà xuất bản đang cần gì.”
Tuy nhiên, một số tài năng trẻ đang vươn lên dẫn đầu. Bên cạnh các tên tuổi quen thuộc như Tetsuro Nagase [còn được biết tới là Giant], theo Gemma, một stylist triển vọng khác là Lambda Takahashi.
Stylist trẻ người Nhật – Lambda Takahashi
“Họ có phong cách của riêng họ. Đặc biệt là Lambda, anh ấy kết hợp các thương hiêu streetwear như Supreme với Huntsman. Tôi nghĩ đó là một điều rất đậm chất Nhật”, Gemma nói.
Cách phối đồ của Lambda Takahashi cho UNUSED × TAN.
“Việc các stylist ở đây được kết nối với âm nhạc và đi chơi nhiều nơi bên ngoài thời trang thực sự có ích. Rất khó để nói điều gì làm cách xây dựng phong cách của người Nhật khác biệt so với các nước khác, nhưng nó đúng là thế. Nó như một cảm giác vậy,” ông nói thêm.
Yoko Irie, người đã cố vấn trang phục cho một vài trang bìa của tờ Nylon Japan, làm việc để tạo ra những hình ảnh độc đáo cho tờ báo và đồng thời nắm bắt được thái độ tươi trẻ và đầy năng lượng của thế hệ phụ nữ trẻ ở Nhật cũng như một chiến dịch thời trang cho nhà mốt tiêu biểu người Nhật – Beams. Risa “Ribbon” Kato, stylist và người đóng góp cho Nylon, lại kết hợp những thương hiệu được săn đón phương tây như Vetements với đồ thể thao vintage, cùng với các công ty thời trang của Tokyo như M.Y.O.B.
Sự nghiệp của Masataka Hattori cũng đang đi lên nhanh chóng. Bên cạnh công việc cho sàn diễn, Hattori còn làm việc với các tạp chí Nhật như Pen, Brutus, và New Order. Hơn hết, anh còn chịu trách nhiệm trang phục cho ban nhạc J-pop như Radwimps và Exile.
Akiko Shinoda, người phụ trách quan hệ quốc tế của Tuần lễ Thời trang Amazon ở Tokyo, coi thành công của Hattori phụ thuộc vào thái độ thẳng thắn của anh ấy: “Hattori chọn lựa những gì anh ấy muốn được làm, và sẽ chỉ làm những thứ anh ấy thích,” cô nói.
Trong khi Shinoda rất ngạc nhiên rằng một số stylist tài năng nhất của Nhật vẫn chưa được công nhận trên thị trường quốc tế, cô ấy cũng không lo lắng quá mức. “Liệu họ có được biết tới trên toàn cầu hay không thì chất lượng sản phẩm vẫn sẽ như vậy,” cô nói. “Và các stylist trẻ ngày nay đang làm những điều tuyệt với cho ngành thời trang Nhật. Đó chính là điều quan trọng nhất.”
Thế kỉ 20 chứng kiến sư chuyển mình và phát triển mạnh mẽ của thời trang. Dẫn đầu của sự chuyển mình này là một loạt các tên tuổi lẫy lừng trong ngành thời trang.
Vẻ đẹp của những người nổi tiếng trong Vbiz hiện nay không chỉ tỏa ra từ nhan sắc, tài năng của họ mà còn từ những bộ cánh lộng lẫy do chính các nhà thiết kế Việt sáng tạo nên.